Hiện nay để thực hiện việc thông quan hàng hoá nhập khẩu, các đơn vị nhập khẩu ngoài việc tìm kiếm phương tiện vận chuyển, thủ tục hải quan thông qua các đơn vị Logistics hay Forwarder (Công ty vận chuyển và giao nhận), Doanh nghiệp còn phải thực hiện một thủ tục quan trọng là Kiểm tra chất lượng hàng hoá theo các yêu cầu của Luật định. Hôm nay, chúng tôi sẽ cho các bạn tìm hiểu rõ về tổng quan các hoạt động kiểm tra chất lượng hiện nay.
Thứ nhất: Trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu kiểm tra chất lượng
Tất cả Các doanh nghiệp, người nhập khẩu phải tuân thủ bắc buộc các yêu cầu kiểm tra chất lượng theo quy định của Pháp luật. Theo đó, các hàng hoá doanh nghiệp nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam muốn được thông quan để đưa vào sử dụng, lưu thông đều bắc buộc phải đáp ứng hoạt động kiểm tra chất lượng. Trước khi đem hồ sơ đến cơ quan hải quan để thực hiện thông quan, Doanh nghiệp bắc buộc phải hoàn thành tất cả các thủ tục này.
Thứ hai: Đối tượng cần phải kiểm tra chất lượng
Hiện nay, Nhằm hạn chế hàng chất lượng thấp hoặc kém chất lượng. Quốc hội ban hành Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và Luật tiêu chuẩn quy chuẩn quy định về cơ chế kiểm soát, kiểm tra chất lượng tất cả đối tượng sản phẩm hàng hoá. Trên cơ sở này, các Bộ ban ngành tiến hành ban hành các Thông tư, quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu các Doanh nghiệp, cá nhân phải tuân thủ kiểm tra chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho cuộc sống con người, vật nuôi, cây trồng vv...
Với mục đích trên, Luật hải quan cũng quy định đối với các hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu kiểm tra chất lượng. Theo đó, Các doanh nghiệp phải cung cấp giấy xác nhận kiểm tra chất lượng để được thông quan hàng hoá.
Cho nên, Tất cả các hàng hoá nằm trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật đều phải thực hiện kiểm tra chất lượng, Cụ thể:
+ Tất cả các sản phẩm nằm trong Danh mục hàng hoá nhóm 2 của các bộ ban ngành,
+ Các hàng hoá nằm trong các Thông tư, Quy chuẩn Kỹ thuật,
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thứ ba: Các hình thức kiểm tra chất lượng
Tuỳ theo yêu cầu của các văn bản Pháp luật cũng như đối tượng hàng hoá. Hiện nay có rất nhiều hình thức thực hiện kiểm tra chất lượng như: Kiểm định, Giám định, Chứng nhận, Thử nghiệm, Kiểm tra nhà nước... Theo đó, Doanh nghiệp cần nắm các quy định để thực hiện lựa chọn hình thức cho phù hợp với đối tượng hàng hoá nhập khẩu của mình.
Thứ tư: Cơ quan thực hiện kiểm tra chất lượng kiểm tra hàng hoá
Việc thực hiện Kiểm tra chất lượng hàng hoá là hoạt động mang tính chuyên ngành đặc thù, cho nên, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện nay, để thực hiện hoạt động này, các cơ quan ban ngành như Bộ, Cục, Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức đánh giá, chỉ định các cơ quan đáp ứng năng lực thực hiện hoạt động này.
Để thực hiện yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hoá, Đơn vị nhập khẩu phải tìm đến các đơn vị được CHỈĐỊNH để thực hiện. Chú ý, nếu Giấy xác nhận kiểm tra chất lượng phải được cơ quan được chỉ định định đúng với lĩnh vực, đối tượng hàng hoá thì mời có giá trị hiệu lực cũng như thực hiện thông quan hàng hoá.
Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các Bộ, Cơ quan hải quan, hiện nay Các bộ ban ngành đã thực hiện chỉ định cho các tổ chức nổi bật sau đây:
2. Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Hà Nội)
3. Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (Đà Nẵng)
4. Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (HCM)
...
Các đơn vị trên là những Tổ chức đầu ngành hiện nay thực hiện với uy tín và chất lượng thực hiện kiểm tra chất lượng hiện nay.
Thứ năm: Các văn bản Pháp luật, quy định liên quan
1. Chứng nhận thép Nhập khẩu
2. Chứng nhậ hợp quy Thép cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN
3. Kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ theo Nghị định 108
4. Chứng nhận hợp quy Đồ chơi trẻ em Nhập khẩu theo QCVN 03:2009/BKHCN
5. Chứng nhận Hợp quy Thiết bị Điện điện tử theo QCVN 04:2009/BKHCN
6. Chứng nhận Hợp quy Vật liệu Xây dựng theo QCVN 16:2017/BXD
7. Chứng nhận hợp quy sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue theo QCVN 09:2015/BCT
8. Chứng nhận Hợp quy thuốc Bảo vệ thực vật nhập khẩu theo thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT
9. Giám định máy móc cũ theo Thông tư 23
Vậy cho nên, Các đơn vị doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam cần chú ý Thực hiện Chứng nhận, kiểm tra chất lượng và chú ý Các điểm sau:
+ Thực hiện Chứng nhận là điều kiện để bổ sung hồ sơ thông quan và lưu thông trên thị trường (tuỳ theo bộ ban ngành)
+ Phải có đăng ký kiểm tra chất lượng/ đăng ký chứng nhận/ giám định
+ Thực hiện tại Tổ chức được CHỈ ĐỊNH/ ĐĂNG KÝ
+ Nắm rõ các Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá Nhập khẩu
Hi vọng thông qua bài Viết này, Doanh nghiệp sẽ nắm bắt được điều kiện cần để Hoàn thành các thủ tục thông quan là kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: Ms Quyên 0903 587 699/ 0988 604 484